nh_ba_web_1

Lòng trắc ẩn và Pháp bố trong đạo Phật

Theo tuệ giác Thế Tôn, nếu chúng ta bố thí có điều kiện thì gặt được phúc báo có giới hạn trong chừng mực nào đó. Nhưng nếu chúng ta bố thí vô tâm, không toan tính là ta đã biết tu phúc và tu tuệ rồi đó…

Lòng trắc ẩn trong đời sống

 

Đức  và bác Thành hàng xóm đang ngồi trò chuyện trong quán cà phê thì một bà già rách rưới, gầy gò bước đến, cất giọng kể lể và xin bố thí.

Bác Thành lấy mấy đồng tiền lẻ ra đưa cho bà già ăn xin, bà già cảm ơn rối rít rồi bước đi.

Đức nói với bác Thành: “Bác dễ mủi lòng quá, không phải họ nghèo khổ thật đâu, họ toàn bịa ra hoàn cảnh đáng thương để lừa chúng ta đấy bác ạ”. Bác Thành lắc đầu: “Sao cháu lại nói thế, họ cũng phải cùng cực lắm thì mới phải đi xin bố thí như vậy. Đối với chúng ta thì chỉ là những đồng tiền lẻ thôi nhưng đối với họ là cả một vấn đề đấy cháu ạ”.

“Không phải cháu tiếc mấy đồng tiền lẻ đâu mà là cháu đã từng bị lừa rồi. Hôm trước cháu vừa ăn trưa ra thì gặp một người đàn ông tàn tật, rên rỉ đói khát, cháu thương tình cho hết số tiền còn trong túi. Vậy mà khi nhớ ra là quên chiếc ô ở nhà hàng, cháu quay lại lấy thì thấy ông ta, đi đàng hoàng trên hai chân, tay cầm chai rượu đang nói oang oang với hai gã đi cùng rằng, chỉ cần tỏ vẻ đáng thương một chút là kiếm được tiền tha hồ uống rượu. Cháu bực mình lắm, từ lúc ấy cháu chẳng tin bất cứ một người ăn mày nào cả” – Đức nói giọng rất bất bình.

chuaadida_full_cong-duc-tuy-thoi-bo-thi

Bác Thành nhẹ nhàng cười bảo: “Cũng có thể có những người như cháu vừa kể nhưng không phải tất cả những người đi ăn xin đều như vậy. Khi giúp đỡ người khác, cháu đã làm được một việc thiện, điều ấy đáng giá hơn sự hoài nghi bị lừa dối. Nếu chỉ sợ bị lừa dối mà cháu không giúp đỡ người khác thì cháu cũng chỉ giữ lại cho mình những đồng tiền lẻ và cũng từ đó cháu sẽ cạn dần đi lòng trắc ẩn đối với nỗi khổ hay sự khó khăn của con người. Đó mới là điều đáng sợ cháu ạ”.

Đức suy nghĩ rất nghiêm túc về những lời bác Thành nói, tuy vẫn chưa thực sự lấy lại lòng tin nhưng chiều hôm sau khi đi làm về, gặp một người ăn mày trước cửa xin của bố thí để cho đứa con bệnh tật ở nhà, Đức đã rút tiền cho ông ta. Tối ấy khi đang đi dạo thì trời mưa, Đức chạy vào hiên một căn nhà bỏ hoang gần đó để trú, vô tình nhìn vào trong, dưới ánh đèn leo lét, một cô bé ốm yếu đang nằm dưới tấm nệm cũ, người đàn ông anh vừa cho tiền lúc chiều đang xúc từng thìa súp cho cô bé.

Vừa xúc người đàn ông vừa kể với cô bé rằng, ông đã gặp được người tốt cho tiền để mua đồ ăn cho cô bé tối nay. Đức thực sự xúc động, giờ anh đã hiểu ra những lời bác Thành nói. Đúng là mất đi lòng trắc ẩn và cảm thông đối với nỗi khổ của người khác mới là điều đáng sợ nhất.

 Hạnh bố thí và phúc báo

Bố thí là pháp tu phổ biến của người Phật tử tại gia. Người thực hành bố thí và cúng dường trước hết phải xuất phát từ sự tự nguyện với lòng vui vẻ hân hoan. Bố thí với tâm thanh tịnh, không thấy mình là kẻ ban ơn. Nếu bố thí với tâm lý ban ơn, mình sẽ cống cao ngã mạn sinh tâm tự đắc coi thường thiên hạ.

Như chúng ta đã biết là bố thí sẽ mang lại phúc báo thiện lành tốt đẹp trong hiện tại và mai sau. Tuy nhiên, ngoài việc mong cầu phúc báo để có đời sống ổn định, bố thí còn là một phương pháp tu buông xả để chuyển hóa lòng tham lam ích kỷ và hẹp hòi.

cung-duong-va-bo-thi

Người Phật tử chân chính việc thiện dù nhỏ mà ta chịu khó làm, thì vinh hoa phú quý sẽ đến với ta trong hiện tại và tương lai. Nhờ bố thí, mà lòng tham lam, ích kỷ của ta được giảm bớt và ngày càng được tiêu trừ tâm xấu ác. Nếu chúng ta chất chứa lòng tham sẽ tạo cho ta nhiều nỗi khổ niềm đau cho người khác, nuôi dưỡng lòng hiềm hận, luôn sống trong bất an, lo sợ mà làm tổn hại người khác.

Bố thí, cúng dường là hành động làm phúc thiện, theo luật nhân quả, nó là điều kiện thiết yếu để ta tiêu trừ đau khổ, chuyển hóa nghèo cùng khốn đốn, không còn sợ nghèo đói và vượt qua nỗi bất an sợ hãi trong cuộc đời như mũi tên chỉ đường, để ta không còn bị lầm đường lạc lối.

Tu tập bố thí muốn đạt được lợi ích lớn và kết quả lớn về hai mặt vật chất lẫn tinh thần thì tâm phải rộng lớn, không mong cầu, bởi chỉ có như vậy mới đạt được công đức, phúc báo vô lượng vô biên.

 

Tác giả: Thích Thiện Đăng

Đánh giá

15890422702910_banner_le_phat_dan.990graphic41.990banner4.990nh_ba_web_new_3_-_sao_chp.990
LIÊN KẾT TRANG PHẬT GIÁO LONG AN
thit_k_khng_tn.990
LIÊN KẾT TRANG PHẬT GIÁO ĐỨC HOÀ
bia_duc_hoa.990
LIÊN KẾT TRANG PHẬT GIÁO CẦN ĐƯỚC
bia_can_duoc.990
1.9902023.990501.9906.9903.990
Thông tin phản hồi
Họ và tên
Địa chỉ Emai
Số điện thoại
Nội dung phản hồi

 
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 42
Trong ngày: 174
Trong tuần: 494
Lượt truy cập: 142377

Trang tin điện tử Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Huyện Đức Huệ

Văn phòng Ban Trị Sự huyện Đức Huệ

Ban Thông tin Truyền thông – Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam huyện Đức Huệ
Cố vấn: Thượng toạ Thích Thiện An
Biên tập - Nội dung: Thích Thiện Đăng - Nguyễn Hữu Đức ( Thiên Ân )
Địa chỉ: Chùa Linh Châu - Ấp 4, xã Mỹ Thạnh Đông, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, Việt Nam

  Hỗ trợ bởi Thích Thiện Đăng

© Bản quyền thuộc về phatgiaoduchue.org