nh_ba_web_1

Phát nguyện điều lành cho những cuộc đời đã dừng lại vì bệnh tật

Giá có thể, vào tháng 7 này, cả dân tộc cúi đầu dành một khoảnh khắc thương tưởng đến những đồng bào của mình đã ra đi vì bệnh dịch... Giá có thể, mỗi người phát nguyện hồi hướng một điều lành cho những cuộc đời đã dừng lại trong bệnh tật, cô độc.

“Tiết đầu thu lập đàn giải thoát

Nước tịnh bình rưới hạt dương chi”

Dân tộc Việt có một cách để lưu giữ lịch sử rất riêng.

Thế hệ của chúng ta đang sống ngày hôm nay có thể tìm về nguồn cội, hiểu được phần nào những câu chuyện lịch sử của cha ông mình thời xa xưa đến hàng ngàn năm về trước.

Tìm cách nào? Hiểu ra sao?

Cách dễ dàng nhất là quay trở lại nhìn vào chính những nếp văn hóa mà dân tộc mình đang tiếp nối, kế thừa. Nếp sống (bao gồm từ nếp nhà) cho đến phong tục của làng, nước và những di sản văn hóa, chính là cách để chúng ta hôm nay có thể vén những lớp bụi thời gian mà tìm về nguồn cội. Đối với người Việt nói riêng, bất kể một lễ tiết (Tết) nào được lập ra, cũng là cách để cha ông lưu giữ một dấu ấn lịch sử của dân tộc hoặc một phương thức biểu đạt tâm tình của người sống với người đã khuất, để thắp lên lòng biết ơn và ý thức về nguồn cội.

Hôm nay, chúng ta đang ở giữa tiết đầu thu, tháng 7 âm lịch. Đây là khoảng thời gian mang ý nghĩa tâm linh vô cùng sâu sắc với dân tộc Việt.

Quan trọng thứ nhất, là bởi tháng bảy, tháng bước vào tiết Trung Nguyên và có lễ “Xá tội vong nhân”.

den-giong-o-soc-son-ha-noi-0138Đền Gióng ở Sóc Sơn (Hà Nội)

Lật giở “Hùng Vương Thánh Tổ Ngọc Phả”, cuốn “Thiên Thư” cổ xưa ghi về thời đại các Vua Hùng, chúng ta có thể tìm được một số “manh mối” khởi nguồn có liên quan đến sự kiện này.

Nam Việt Hùng Thị sử ký chép: “Vua Ân muốn xâm lăng đất nước. Vào năm Giáp Tí bỗng thấy biên giới phía Bắc có thư gửi cấp báo. Tướng giặc Ân là Thạch Linh thần tướng khởi binh từ phía Bắc tiến sang, giáo giáp kín trời, tinh kỳ rợp đất”.

Và tiếp theo là sự tích Thánh Gióng mà phần “Phù Đổng Thiên Vương đánh giặc Ân” trong “Nam Việt Hùng Thị Sử Ký” có ghi:

“Thần Vương nhảy lên ngựa sắt, tay cầm roi sắt, đầu đội nón sắt, thét vang như sấm chớp, phán rằng:

- Ta là Thần tướng, vâng sắc chỉ xuống giúp nước!

Ngựa sắt nhảy mạnh, bay lên không mà phi, lập tức tới nơi Vua ngự. Thần vương cầm roi sắt chỉ huy tiên phong, lệnh khiến các quan hành quân tiếp ứng, chỉ phút chốc đã đến dưới chân núi Vũ Ninh, Yên Việt, đại chiến với Thạch Linh Thần tướng bên núi. Quân Ân thua to tan chạy. Thạch Linh Thần tướng bị bắt sống rồi chém đầu.”

Lật giở truyện “Giếng Việt” trong “Lĩnh Nam Chích Quái”, chúng ta có thêm các thông tin:

“Nhà Ân cử binh sang xâm chiếm nước Nam, đóng quân ở dưới núi Trâu Sơn. Hùng Vương cầu cứu Long Quân, Long Quân truyền đi tìm bậc kỳ tài trong thiên hạ thì sẽ dẹp được giặc. Sóc Thiên Vương ứng kỳ mà sinh, cưỡi ngựa sắt đánh giặc. Tướng sĩ nhà Ân đều bỏ chạy. Ân Vương chết ở dưới chân núi, biến thành vua Địa Phủ, dân phải lập miếu thờ, lâu năm suy dần đền miếu bỏ hoang.”

Tương truyền con ngựa đá của Thạch Linh thần tướng bị chém rơi đầu, nay còn dấu tích ở thôn Cựu Tự, núi Chu Sơn tại Quế Võ, Bắc Ninh, với hình một con rồng có cánh (Phi Liêm) bằng đá lớn.

Như vậy, chúng ta có được một số thông tin thú vị: Thứ nhất, vua Địa Phủ chính là Ân Vương "biến thành".

Theo quan niệm dân gian, bắt đầu vào tháng bảy, Quỷ Môn Quan của Địa Phủ sẽ được mở để các Cô hồn, Ngạ quỷ trở về nhân gian.

Lật giở lịch sử Trung Hoa, chúng ta sẽ hiểu thêm vì sao tháng 7 lại là tháng để “xá tội vong nhân”. Cái chết của vua Ân đánh dấu sự kết thúc của cuộc chiến Chu - Ân. Trong cuộc chiến này, nhân dân đói khổ, loạn lạc, binh sĩ tử trận vô số. Vua Ân tuy là giặc nhưng trở thành vua chốn Địa Phủ.

Cùng với lễ xá tội vong nhân, tục lệ này chính là để thể hiện tinh thần bình đẳng, đại xá trong thiên hạ khi một vị thiên tử lên ngôi, mở đầu triều đại mới.

1111-1-0137Người tu xem chúng sanh là đối tượng nuôi lớn Tâm Từ Bi

Chúng ta sẽ tìm hiểu về cụm từ tiết Trung Nguyên. Người Việt phân chia năm thành ba tiết: Thượng Nguyên – Trung Nguyên – Hạ Nguyên. Ba tiết này ứng với tam tài: Thiên – Địa – Nhân.

Trong nghi quỹ của đàn bạt độ giải oan, thiết lập Bảo đài trên đàn Ngũ phương, có 3 bài vị ghi: “Thượng nguyên thiên quan giám sát (tứ phúc) thần quân – “Trung Nguyên Địa quan khai ngục (xá tội) thần quân” – “Hạ Nguyên Thủy quan giải thích thần quân”.

Có thể hiểu: “Thiên quan” là chủ những vấn đề tinh thần, giám sát và ban phước vào tiết Thượng Nguyên. “Địa quan” là chủ những vấn đề về vật chất, cứu rỗi tội chướng, chính là sự xá tội cho vong lẫn nhân, mở cửa Địa Phủ, vào tiết Trung Nguyên. Tiết Hạ Nguyên thuộc về giải ách, Thủy quan cứu rỗi các vấn đề do con người gây ra. Thiên – Địa – Thủy chính là Tam tài hay còn gọi Tam Tòa – Tam Phủ trong văn hóa dân gian người Việt.

Cần lưu ý, đối với người Việt, không có Địa ngục mà chỉ có “Địa Phủ”. Tức là không có ngục tù, mà “chết”, đơn giản chỉ là một sự trở về nơi cõi Âm – Âm Phủ.

Chính vì vậy, khi người Việt mất, người ta mới xây lăng đắp mộ, thờ cúng và đốt vàng mã để chu cấp cho người nơi “cõi Âm”, một Cõi đang song song tồn cõi Dương. Thế nên mới có câu: “Trần (cõi dương) sao, (thì cõi) Âm vậy”. Lễ “xá tội vong nhân” vào tiết Trung Nguyên là một nghi lễ dân gian có từ thời xa xưa.

Ban Thông tin Truyền thông Trung ương

Đánh giá

15890422702910_banner_le_phat_dan.990graphic41.990banner4.990nh_ba_web_new_3_-_sao_chp.990
LIÊN KẾT TRANG PHẬT GIÁO LONG AN
thit_k_khng_tn.990
LIÊN KẾT TRANG PHẬT GIÁO ĐỨC HOÀ
bia_duc_hoa.990
LIÊN KẾT TRANG PHẬT GIÁO CẦN ĐƯỚC
bia_can_duoc.990
1.9902023.990501.9906.9903.990
Thông tin phản hồi
Họ và tên
Địa chỉ Emai
Số điện thoại
Nội dung phản hồi

 
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 20
Trong ngày: 64
Trong tuần: 392
Lượt truy cập: 142257

Trang tin điện tử Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Huyện Đức Huệ

Văn phòng Ban Trị Sự huyện Đức Huệ

Ban Thông tin Truyền thông – Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam huyện Đức Huệ
Cố vấn: Thượng toạ Thích Thiện An
Biên tập - Nội dung: Thích Thiện Đăng - Nguyễn Hữu Đức ( Thiên Ân )
Địa chỉ: Chùa Linh Châu - Ấp 4, xã Mỹ Thạnh Đông, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, Việt Nam

  Hỗ trợ bởi Thích Thiện Đăng

© Bản quyền thuộc về phatgiaoduchue.org