nh_ba_web_1

SÁCH NÓI: SỰ TÍCH PHẬT A DI ĐÀ

 Trong Phật gia (s: buddhakula) thì Phật A-di-đà được tôn thờ sớm nhất trong lịch sử, vào khoảng thế kỉ thứ nhất sau Công nguyên. Thân hình của Ngài thường được vẽ bằng màu đỏ, tượng trưng cho màu mặt trời lặn phương Tây. Tay của Ngài bắt Ấn thiền định, giữ Bát, dấu hiệu của một giáo chủ. Những trái cây trong bình bát tượng trưng cho trí huệ phong phú của Ngài. Tòa sen tượng trưng cho sự thanh tịnh và hai con công là biểu hiện của sự thoát hiểm, thoát khổ. Tại Ấn Ðộ và Tây Tạng, người ta tin rằng con công có thể ăn tất cả những chất độc mà không bị ảnh hưởng gì.

 
Phật A-di-đà cũng thường được trình bày với hình tượng mang vương miện kết bằng ngọc quí, có khi dưới dạng của Pháp Tạng tỉ-khâu, đầu cạo trọc, một dạng tiền kiếp của Ngài. Thông thường, A-di-đà được vẽ ngồi trên tòa sen, tay Ngài bắt ấn thiền hay ấn giáo hóa. Cùng được thờ chung với A-di-đà là hai vị Ðại Bồ Tát, đó là Quán Thế Âm (s: avalokiteśvara), đứng bên trái và Ðại Thế Chí (s: mahāsthāmaprāpta), đứng bên mặt của Ngài. Có khi người ta trình bày Ngài đứng chung với Phật Dược Sư (s: bhaiṣajyaguru-buddha). Tương truyền rằng A-di-đà từng là một nhà vua. Sau khi phát tâm mộ đạo, Ngài từ bỏ ngôi báu và trở thành một tỉ-khâu với tên Pháp Tạng (s: dharmākara). Ngài quyết tâm tu hành thành Phật và nguyện giúp chúng sinh sống trong cõi Cực lạc của mình cũng sẽ thành Phật. Ngài lập 48 đại nguyện nhằm giúp chúng sinh giải thoát. Các lời nguyện quan trọng nhất là:
 
"Sau khi ta đạt chính quả, chúng sinh trong khắp mười phương thế giới chỉ cần nghe đến tên ta là đã khởi niệm cầu đạt quả vô thượng. Lúc họ chết mà nhớ nghĩ đến ta, ta sẽ hiện đến cùng quyến thuộc xung quanh để giúp họ khỏi sợ hãi. Nếu không được như thế thì ta quyết không thành Phật"
 
"Sau khi ta đạt chính quả, chúng sinh trong vô số thế giới chỉ cần nghe đến tên ta, muốn thác sinh trong Tịnh độ của ta để trau dồi thiện nghiệp thì họ phải được toại nguyện. Nếu không được như thế thì ta quyết không thành Phật." Nhờ phúc đức tu học, cuối cùng Pháp Tạng trở thành Phật A-di-đà, giáo chủ cõi Cực lạc.

Phật A Di Đà

Trong lịch sử đạo Phật, việc tôn xưng A-di-đà là một mốc phát triển quan trọng. Phép niệm A-di-đà là một cách tu dưỡng mới của Phật tử, không phải trải qua vô số kiếp. Ðây là cách tu dưỡng dựa vào Tha lực, dựa vào đại nguyện của một vị Phật – một phép tu "nhanh chóng, dễ dàng" hơn chứ không phải dựa vào tự lực của chính mình. Ðó là phép tu nhất tâm niệm danh hiệu "Nam-mô A-di-đà Phật" lúc lâm chung để được sinh vào cõi của Ngài.

SỰ TÍCH PHẬT A DI ĐÀ

1. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ở phẩm Thí dụ, hóa thành có chép:

“Đức Phật A Di Đà, kiếp trước là con của đức Đại Thông Trí Thắng Như Lai. Ngài nhờ công đức thường giảng kinh Pháp Hoa cho chúng sanh nghe, nên thành Phật hiệu là A Di Đà, ở cõi Tây phương Cực lạc”.

2. Kinh Quán Phật Tam Muội Hải, chép:

“Đời quá khứ Ngài làm Tỳ kheo, chăm lòng kính lễ quán tưởng tướng lông trắng giữa chặn mày của đức Phật Không Vương, nên được thọ ký là Phật hiệu là A Di Đà”.

3. Kinh Bi Hoa, chép:

Đời quá khứ hằng hà sa kiếp trước, Ngài là vua Chuyển Luân tên là Vô Trách Niệm. Ngài có một quan Đại Thần tên là Bảo Hải, rất giàu lòng tín ngưỡng. Một hôm vua nghe đức Phật Bảo Tạng đến thuyết pháp tại vườn Diêm Phù ở gần bên thành, Ngài với quan Đại thần Bảo Hải liền đến nghe và rất hài lòng. Vua pháp tâm thỉnh Phật và đại chúng vào vương cung cúng dường trọn ba tháng để cầu phúc báu.

Đức Phật khuyên vua nên phát Bồ đề tâm cầu đạo Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Khi đó đức Phật Bảo Tạng liền phóng hào quang sáng ngời, soi khắp cả thế giới của như Phật mười phương, cho chúng hội đồng thấy. Bảo Hải đại thần liền tâu với vua Vô Tránh Niệm: “Nay Bệ hạ nhờ oai thần của Phật, được thấy các thế giới, vậy Bệ hạ muốn cầu lấy thế giới nào?”.

Vua đảnh lễ Phật, qùy gối chắp tay phát lời đại nguyện, cầu xin sau khi tu hành thành Phật, quốc độ và nhân dân của Ngài, đều được trang nghiêm thanh tịnh. Do nhơn duyên ấy, sau Ngài thành Phật hiệu là A Di Đà ở cõi Tây phương Cực lạc.

4. Phật Thích Ca nói:

“Đời quá khứ lâu xa, cách hơn 10 kiếp, có một nước tên là Diệu Hỷ, vua cha là Nguyệt Thượng Luân vương, mẹ là Thù Thắng Diệu Nhan. Vương hậu sanh ra ba người con: người con trưởng là Nhựt Nguyệt Minh, người con thứ hai là Kiều Thi Ca, người con thứ ba là Nhật Đế Chúng. Khi ấy có đức Phật ra đời hiệu là Thế Tự Tại Vương Như Lai. Kiều Thi Ca bỏ ngôi vinh quí theo Phật Thế Tự Tại xuất gia, thọ Kỳ kheo giới, Phật cho hiệu là Pháp Tạng Tỳ kheo. Ngài Pháp Tạng đối trước Phật, pháp 48 lời nguyện rộng lớn, độ khắp tất cả mười phương chúng sanh; nếu có một nguyện nào chẳng viêm mãn, thì Ngài thề chẳng thành Phật. Khi ấy chư thiên rải hoa, tán thán, quả đất rúng động, giữa không trung có tiếng khen rằng:

“Pháp Tạng quyết định sẽ thành Phật hiệu là A Di Đà”.

Như thế, chúng ta biết rằng, đức Phật A Di Đà tiền thân là Thái Tử Kiều Thi Ca, bỏ ngôi sang, xuất gia tu chứng thành quả Phật là A Di Đà.

Người biên soạn: Nguyễn Hữu Đức

Đánh giá

15890422702910_banner_le_phat_dan.990graphic41.990banner4.990nh_ba_web_new_3_-_sao_chp.990
LIÊN KẾT TRANG PHẬT GIÁO LONG AN
thit_k_khng_tn.990
LIÊN KẾT TRANG PHẬT GIÁO ĐỨC HOÀ
bia_duc_hoa.990
LIÊN KẾT TRANG PHẬT GIÁO CẦN ĐƯỚC
bia_can_duoc.990
1.9902023.990501.9906.9903.990
Thông tin phản hồi
Họ và tên
Địa chỉ Emai
Số điện thoại
Nội dung phản hồi

 
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 83
Trong ngày: 125
Trong tuần: 451
Lượt truy cập: 142322

Trang tin điện tử Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Huyện Đức Huệ

Văn phòng Ban Trị Sự huyện Đức Huệ

Ban Thông tin Truyền thông – Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam huyện Đức Huệ
Cố vấn: Thượng toạ Thích Thiện An
Biên tập - Nội dung: Thích Thiện Đăng - Nguyễn Hữu Đức ( Thiên Ân )
Địa chỉ: Chùa Linh Châu - Ấp 4, xã Mỹ Thạnh Đông, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, Việt Nam

  Hỗ trợ bởi Thích Thiện Đăng

© Bản quyền thuộc về phatgiaoduchue.org