nh_ba_web_1

Sự ra đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời đánh dấu một sự kiện lịch sử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đáp ứng nguyện vọng thiết tha bao đời của Tăng, Ni, Phật tử Việt Nam, mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên Phật giáo thống nhất trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Sau khi toàn thể Đại biểu thảo luận và thống nhất thông qua bản Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thông qua chương trình hoạt động và hoàn tất việc giới thiệu và suy tôn Hội đồng Chứng minh, cũng như giới thiệu thành phần và thực hiện suy cử Hội đồng Trị sự xong, thời khắc trọng đại Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã được ra đời, đánh dấu một sự kiện lịch sử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đáp ứng nguyện vọng thiết tha bao đời của Tăng, Ni, Phật tử Việt Nam, mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên Phật giáo thống nhất trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, kỷ nguyên một Giáo hội Phật giáo Việt Nam lấy “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội” làm phương châm hành động.

Đại hội đã cung nghinh suy tôn Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận làm Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam và cung thỉnh suy cử Hòa thượng Thích Trí Thủ làm Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đại hội đã suy tôn Hội đồng Chứng minh và suy cử Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thành phần nhân sự lãnh đạo Trung ương Giáo hội tại nhiệm kỳ I (1981-1987) như sau:

– Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam có 50 vị Hòa thượng, Trưởng lão tiêu biểu của các tổ chức, Giáo hội và hệ phái, trong đó Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm có: Hòa thượng Thích Đức Nhuận làm Pháp chủ; Hòa thượng Thích Đôn Hậu làm Phó Pháp chủ kiêm Giám luật; cùng quý Hòa thượng Thích Minh Nguyệt, Hòa thượng Thích Ấn Lâm, Hòa thượng Maha Saray, Hòa thượng Thích Mật Hiển, Hòa thượng Thích Huệ Thành đồng làm Phó Pháp chủ và Hòa thượng Thích Nguyên Sinh làm Chánh Thư ký. 

5910-toan-canh-hoi-nghi-thong-nhat-phat-giao-viet-nam-1058Toàn cảnh Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam.

Như vậy, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã chính thức hình thành, hoạt động với bản Hiến chương gồm: Lời nói đầu, 11 Chương và 46 Điều, được 165 Đại biểu thống nhất thông qua. Bản Hiến chương do Hòa thượng Thích Đức Nhuận và Hòa thượng Thích Trí Thủ thay mặt đoàn Chủ tịch hội nghị, Thượng tọa Thích Minh Châu thay mặt đoàn Thư ký hội nghị ký, 9 vị Trưởng đoàn của 9 tổ chức hệ phái tham dự Hội nghị cùng ký tên, công nhận gồm: 1/ Trưởng đoàn Đại biểu Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam Hòa thượng Thích Nguyên Sinh; 2/ Trưởng đoàn Đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Thượng tọa Thích Thiện Siêu; 3/ Trưởng đoàn Đại biểu Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam Hòa thượng Thích Trí Tấn; 4/ Trưởng đoàn Đại biểu Ban Liên lạc Phật giáo Yêu nước TP. HCM Hòa thượng Thích Thiện Hào; 5/ Trưởng đoàn Đại biểu Giáo hội Tăng già Nguyên Thuỷ Việt Nam Thượng tọa Thích Siêu Việt; 6/ Trưởng đoàn Đại biểu Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước Tây Nam Bộ Hòa thượng Dương Nhơn; 7/ Trưởng đoàn Đại biểu Giáo phái Khất sĩ Việt Nam Hòa thượng Thích Giác Nhu; 8/ Trưởng đoàn Đại biểu Giáo hội Thiên Thai Giáo Quán Tông Thượng tọa Thích Đạt Pháp; 9/Trưởng đoàn Đại biểu Hội Phật học Nam Việt cư sĩ Tăng Quang. Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam được Bộ trưởng Tổng Thư ký Hội đồng Bộ trưởng Đặng Thí ký phê chuẩn vào ngày 29 tháng 12 năm 1981.

Trong Lời nói đầu, Hiến chương đã nêu rõ lập trường, quan điểm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam như sau: “Trong gần hai ngàn năm hoằng pháp độ sinh trên đất nước Việt Nam và hòa mình trong dân tộc, Đạo Phật đã trở thành một tôn giáo của dân tộc. Với truyền thống yêu nước, Phật giáo Việt Nam bao giờ cũng là thành viên được tin cậy trong khối đoàn kết toàn dân, suốt dòng lịch sử dựng nước và giữ nước từ ngàn xưa, cũng như trong sự nghiệp giải phóng dân tộc ngày nay do Hồ Chủ tịch và Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo… Nguyện vọng thống nhất Phật giáo đã thực hiện từ lâu, nhưng chưa được trọn vẹn, nay trong bối cảnh dân tộc đã độc lập, Tổ quốc đã thống nhất, cả nước đang xây dựng chủ nghĩa xã hội, Phật giáo Việt Nam có đủ cơ duyên thống nhất thật sự để duy trì chánh pháp, góp phần tích cực cùng toàn dân đem lại vinh quang cho Tổ quốc, hòa bình an lạc cho dân tộc và nhân loại… Sự thống nhất này xây dựng trên nguyên tắc: Thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức, tuy nhiên, các truyền thống hệ phái cũng như các pháp môn và phương tiện tu hành đúng chánh pháp đều được tôn trọng, duy trì”

hien-chuong-giao-hoi-1101

Hiến chương đã nêu rõ lý tưởng, vai trò, vị trí của Giáo hội Phật giáo Việt Nam: “Lý tưởng giác ngộ chân lý hòa hợp chúng, hòa bình và công bằng xã hội của giáo lý Đức Phật, nhằm phục vụ dân tộc, Tổ quốc và nhân loại chúng sinh là lập trường và mục đích của Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức Phật giáo duy nhất đại diện cho Phật giáo Việt Nam về mọi mặt quan hệ ở trong nước và ngoài nước; Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Luật pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ở Chương II (Mục đích – Thành phần), tại Điều 4, một lần nữa Hiến chương nhấn mạnh mục đích ra đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đó là: “Điều hòa hợp nhất các hệ phái Phật giáo Việt Nam cả nước để hộ trì và hoằng dương Phật pháp, phục vụ dân tộc và Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần hòa bình an lạc cho thế giới”. Nội dung các Chương, Điều thể hiện trong Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã toát lên tầm vĩ mô, mang ý nghĩa chiến lược nhằm ổn định tổ chức Giáo hội và định hướng phát triển lâu dài bền vững. Đặc biệt, Hiến chương Giáo hội thể hiện vai trò then chốt trong hệ thống quản lý, điều hành và chế tài của Giáo hội, xác lập giáo quyền và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các thành viên Giáo hội; đoàn kết hòa hợp, đảm bảo các quyền được đề cử và được suy cử cũng như nghĩa vụ của tất cả thành viên đối với Giáo hội. Như vậy, Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam là cơ sở pháp lý, được xem như là đạo luật căn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam để xây dựng Giáo hội vững mạnh, xác định các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Giáo hội, phản ánh và tác động đến sự phát triển bền vững của Giáo hội.

Kể từ ngày tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập, đứng đầu là Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội, đã hướng đến mục tiêu xác lập việc thống nhất quản lý và điều hành Phật sự trên phạm vi toàn quốc theo tiêu chí: “Thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức; các truyền thống Hệ phái cũng như các pháp môn tu hành và phương tiện tu hành đúng chánh pháp vẫn được tôn trọng, duy trì”. Do vậy, để thiết lập một trật tự, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của Tự viện, Tăng, Ni, Phật tử trong bối cảnh đất nước thống nhất, Hiến chương Giáo hội như một đạo luật cơ bản, chủ đạo trong hệ thống Giáo hội, nhằm tổ chức thể chế chính trị, bộ máy Giáo hội và các quan hệ xã hội phù hợp với phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”. Lúc này chúng ta có thể khẳng định Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam thực sự là kim chỉ nam lèo lái con thuyền Giáo hội vượt qua mọi khó khăn, góp phần thiết thực để Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành tựu mỹ mãn và không ngừng thăng tiến qua mỗi nhiệm kỳ.

Ban Thông tin Truyền thông Trung ương

Đánh giá

15890422702910_banner_le_phat_dan.990graphic41.990banner4.990nh_ba_web_new_3_-_sao_chp.990
LIÊN KẾT TRANG PHẬT GIÁO LONG AN
thit_k_khng_tn.990
LIÊN KẾT TRANG PHẬT GIÁO ĐỨC HOÀ
bia_duc_hoa.990
LIÊN KẾT TRANG PHẬT GIÁO CẦN ĐƯỚC
bia_can_duoc.990
1.9902023.990501.9906.9903.990
Thông tin phản hồi
Họ và tên
Địa chỉ Emai
Số điện thoại
Nội dung phản hồi

 
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 63
Trong ngày: 192
Trong tuần: 512
Lượt truy cập: 142400

Trang tin điện tử Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Huyện Đức Huệ

Văn phòng Ban Trị Sự huyện Đức Huệ

Ban Thông tin Truyền thông – Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam huyện Đức Huệ
Cố vấn: Thượng toạ Thích Thiện An
Biên tập - Nội dung: Thích Thiện Đăng - Nguyễn Hữu Đức ( Thiên Ân )
Địa chỉ: Chùa Linh Châu - Ấp 4, xã Mỹ Thạnh Đông, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, Việt Nam

  Hỗ trợ bởi Thích Thiện Đăng

© Bản quyền thuộc về phatgiaoduchue.org