nh_ba_web_1

Tăng Ni trẻ với việc truyền tải giáo lý Phật Đà trong xã hội ngày nay

Hoằng dương Chính pháp của Như Lai là nối dài mạng mạch Phật Pháp, đây là nhiệm vụ thiết yếu của Tăng Ni. Ngay từ khi mới thành lập giáo đoàn, Đức Thế tôn từng có lời khuyên các đệ tử của mình là: “Các con hãy vì lòng từ bi rộng lớn đi gieo rắc hạnh phúc cho đời. Đừng đi trùng nhau trên một ngã đường. Các con hãy truyền đạo mầu nhiệm cho đời hiểu thế nào là cuộc sống cao cả, trong sạch, hoàn toàn và gương mẫu. Hãy hoằng dương giáo pháp, toàn hảo ở đoạn đầu, toàn hảo trong phần khai triển, và toàn hảo ở đoạn cuối, toàn hảo trong cả hai, tinh thần và văn tự…” – (Kinh Tạp A Hàm, câu 420).

Bởi thế! Hoằng dương Chính pháp của Như Lai là nối dài mạng mạch Phật Pháp, đây là nhiệm vụ thiết yếu của Tăng Ni. Trong thời đại ngày nay, vấn đề đưa Phật Pháp vào cuộc sống cần phải có sư hội nhập, thích nghi với hoàn cảnh cũng như sự phát triển chung của xã hội. Cho nên mỗi một tăng ni khi dấn thân phụng sự, đều có ý tưởng và những sáng tạo riêng của mình với công việc hoằng pháp. Tuy nhiên, tất cả vẫn không ngoài mục đích: “ siển dương chính pháp, lợi lạc quần sinh”.

Ngày nay, trong khi con người đang tiến những bước dài trên con đường phát triển, hướng đến xã hội tri thức, xã hội mở thì nhiều “nguy cơ” lớn đặt ra cho toàn xã hội, trong đó sự xuống cấp về đạo đức, lối sống đang trở thành một vấn nạn toàn cầu, đáng buồn thay tình trạng đó lại diễn ra nhiều nhất trong thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên – những chủ nhân tương lai của xã hội. Và Việt Nam là một trong những quốc gia đang cần gióng lên hồi chuông báo động về đạo đức, lối sống. Đứng trước yêu cầu phát triển bền vững của đất nước, Việt Nam cần thiết phải xây dựng một nền tảng đạo đức mới, phù hợp với thời đại trên cơ sở kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Bởi thế Chương trình hoằng pháp của Giáo hội PGVN hiện nay đã phát triển khá sâu rộng vào quảng đại quần chúng, người người đều quy hướng về Phật giáo.

Cho nên, Các giá trị đạo đức của Phật giáo đã có ảnh hưởng không ít tới môi trường sống, bởi vì đạo Phật là tiếng nói của một con người gửi tới những con người khác, để cùng giúp nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Vì thế, đạo Phật mang tính xã hội và đạo đức rất cao. Phật giáo không chỉ dừng lại ở công việc chia sẻ những khó khăn của xã hội như hòa bình, thịnh vượng, công bằng, mà còn hướng mọi người lấy điều thiện làm chuẩn mực sống, làm phương tiện và mục đích để đạt tới hạnh phúc cho con người. Với quan niệm nhân quả – nghiệp báo “gieo nhân nào tức gặt quả ấy”, đời trước làm ác thì kiếp sau sẽ chịu quả báo ác (ác giả ác báo), nay các Tăng ni, Phật tử đã không ngừng “gieo nhân phước lành để gặt quả tốt” bằng những việc làm hữu ích, góp phần vào sự ổn định, phát triển đất nước.

Đức Phật dạy con người nên sống giản dị mục đích loại trừ lòng tham. Ăn, mặc, ngủ không được quá dư thừa. Phật giáo không chủ trương con người phải sống nghèo đói, thiếu thốn, mà khuyến khích tiết kiệm, nếu hưởng thụ vật chất quá cao không có chừng mực sẽ làm cho tinh thần người ta trở nên nhu nhược. Phải biết “thiểu dục tri túc” Ghi nhớ lời Phật dạy, Tăng ni chúng ta sống có chừng mực, đúng với chánh pháp, từ cái ăn lời nói phải nhỏ nhẹ, từ tốn, chân thật. Những biểu hiện ấy là tấm gương sáng cho tín đồ và dân chúng noi theo, tác động tích cực tới suy nghĩ và hành vi của mọi người.

Có thể nói rằng: Đạo Phật là xương tủy, cốt lõi của đời sống tốt đẹp, vai trò của nó cực kỳ quan trọng. Chính Phật giáo đã làm đẹp cuộc đời và hiển bày cho nhân loại hướng đi giác ngộ giải thoát. Tinh thần Phật giáo là: “Bình đẳng”, “Tất cả chúng sanh đều có Phật Tính”. Cho nên giữa Phật pháp và thế gian tuy hai mà một không hề có ranh giới cách biệt. Nó được thể hiện rất đẹp ở mỗi tăng ni. Như trên chúng ta trình bày, mỗi một tăng ni là một tấm gương sáng truyền tải giáo lý Phật Đà tới tất cả mọi tầng lớp quần chúng.

Cần am hiểu về nội điển ngoại điển, hiểu rõ các vấn đề liên quan đến đời sống xã hội từ thành thị đến vùng xâu vùng xa….

Để thích ứng với cuộc sống mới, con người mới của xã hội hiện đại đòi hỏi Phật giáo phải có sự thay đổi về nội dung lẫn hình thức Truyền Tải và phương cách Truyền tải. Hiển bày đạo Phật bằng Chân,Thiện, Mỹ không cần bề ngoài hình thức.

Vậy muốn Phật giáo hiển lộ được vẻ đẹp và phát triển sâu rộng hơn, chúng ta nên thay đổi cách Truyền Tải Phật Pháp theo một hướng thống nhất, hiệu qủa nhất.  Cổ nhân có câu “Phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật”. Muốn đem an lành, lợi lạc vào đời sống cộng đồng, xã hội xây dựng nền tảng lối sống đạo đức thì trước hết phải thông hiểu về tục đế (những việc đời thường), chứ không phải chỉ diễn nói chân đế (những điều sâu xa mầu nhiệm), Phật pháp không thể tách rời thế gian, Phật pháp không phải là của riêng của một tổ chức hay tôn giáo, mà Phật pháp là nghệ thuật sống, là tinh thần nhân văn, là minh triết của cuộc đời. Vậy điều cấp thiết hiện nay là phải thay đổi tiêu hướng truyền tải Phật Pháp cho phù hợp với hoàn cảnh hiện nay.

 Năm yếu tố then chốt cần có trong công tác “Truyền Tải Giáo Lý Phật Đà” của Tăng Ni sinh trẻ:

Trước tiên Tăng Ni trẻ chúng ta cần học về tư tưởng giáo dục khẳng định lòng từ bi của Đức Phật: Lòng yêu nước, yêu đạo. Học để tu, để phục vụ hạnh phúc của số đông, chứ không phải học vì muốn có bằng cấp, có địa vị, mọi người kính trọng….

Thứ hai Tăng Ni chúng ta cần nêu cao đạo đức, giới luật uy nghi tế hạnh trong từng cử chỉ đi đứng, nói cười, ăn uống, giao thiệp, học tập, trau rồi ba học giới định tuệ, trang nghiêm tự thân.…hoàn thành phẩm chất tốt đẹp của một nhà sư trẻ, chú trọng tinh thần phục vụ chúng sinh, sẵn sàng đảm nhận các Phật sự mà giáo hội giao phó.

Đem Tư tưởng Phật giáo về đạo đức, lối sống. Học tập từ bi, thực hành hỷ xả của Phật giáo hướng con người đến việc xây dựng nếp sống trong sáng, lành mạnh, lương thiện, giản dị, chân thành, vị tha. Sống hướng tới cái đúng, cái đẹp, cái tốt, cái mới, cái sáng tạo đó chính là lối sống Phật Pháp. Một tinh thần hướng thiện thực sự.


Thứ ba cần am hiểu về nội điển ngoại điển, hiểu rõ các vấn đề liên quan đến đời sống xã hội từ thành thị đến vùng xâu vùng xa….

Thứ tư cần rèn luyện tốt kỹ năng tổ chức, óc sáng tạo, tinh thần trách nhiệm, chú trọng đến mô hình hệ thống tu học tại tòng lâm…

Thứ năm Tăng Ni trẻ chúng ta cần nhiệt huyết tham gia hoặc tự động tổ chức các đợt cứu trợ, từ thiện, công ích ở chỗ chúng ta cư ngụ và rộng hơn ở khắp mọi nơi. Chúng ta không thể để tình trạng yếu kém, thụ động của chính mình như:

+ Chưa có kinh nghiệm giảng dạy (chỉ có giảng thuyết).

+ Chưa hiểu cách trình bày về nội dung giảng dạy.

+ Chưa quán xét được tâm ý của đối tượng giảng dạy.

+ Chưa có nhiều vốn sống ( kinh nghiệm thực tế từng trải)+ Chưa vận dụng được kiến thức Phật học vào thực tế.

Đánh gục hoặc chi phối tâm lý chúng ta khiến chúng ta mất tự tin và chùng bước trong sự nghiệp hoằng pháp lợi sinh.

 

 

Định hướng truyền tải:

Đem Tư tưởng Phật giáo về đạo đức, lối sống. Học tập từ bi, thực hành hỷ xả của Phật giáo hướng con người đến việc xây dựng nếp sống trong sáng, lành mạnh, lương thiện, giản dị, chân thành, vị tha. Sống hướng tới cái đúng, cái đẹp, cái tốt, cái mới, cái sáng tạo đó chính là lối sống Phật Pháp. Một tinh thần hướng thiện thực sự.

Trong quan hệ giữa con người với tự nhiên, tư tưởng Phật giáo hướng con người đến việc tôn trọng và xây dựng môi trường bền vững.

Vận dụng tư tưởng Phật giáo vào việc giáo dục đạo đức, lối sống cho mỗi gia đình, cá nhân và xã hội. Hướng dẫn họ biết sống yêu thương, khiêm tốn, nhún nhường và tư cách sống đối với cha mẹ, các bậc lớn tuổi.

Tổ chức các buổi sinh hoạt, khóa tu, giảng dạy thực tập cho họ biết giữ gìn thân, miệng, ý trong sạch thanh tịnh.

Xây dựng mục tiêu:

Với định hướng truyền tải giáo lý Phật Đà vào đời sống quần chúng, tăng ni chúng con cần thực hiện được mục tiêu là hướng dẫn mọi người đạt được “ hạnh phúc” khiến họ nhận được sự lợi ích an lạc thật sự khi tu tập giáo lý Phật Đà. Phật giáo là độ sinh mục tiêu của Phật Giáo là nhắm vào đối tượng con người để hướng dẫn họ có một cuộc sống hoàn toàn chơn thiện mỹ, và trở thành người có nhân cách đạo đức hoàn thiện. Đồng thời, Phật Giáo luôn dạy cho họ phương cách làm thế nào để tu sửa từ một con người có đức tính xấu trở thành con người có đức tính tốt, từ con người mang tư tưởng “tiêu cực” – “bi quan” – “thụ động” – và “xấu xa”…trở thành con người có tư tưởng “tích cực” – “lạc quan” – “năng động” – và “tốt đẹp”.

Nó được chứng minh qua lời dạy của đức Phật như sau: “Tránh làm các điều ác, tu tập các việc lành, giữ tâm ý trong sạch”. Khi chúng ta làm được như vậy thì chúng ta sẽ đạt được hạnh phúc. Bởi vì, Hạnh phúc là niềm mơ ước, niềm khắc khoải muôn thuở của con người. Không ai sống trên trái đất này lại không ước mơ được hạnh phúc.

Nguồn: phatgiao.org

Đánh giá

15890422702910_banner_le_phat_dan.990graphic41.990banner4.990nh_ba_web_new_3_-_sao_chp.990
LIÊN KẾT TRANG PHẬT GIÁO LONG AN
thit_k_khng_tn.990
LIÊN KẾT TRANG PHẬT GIÁO ĐỨC HOÀ
bia_duc_hoa.990
LIÊN KẾT TRANG PHẬT GIÁO CẦN ĐƯỚC
bia_can_duoc.990
1.9902023.990501.9906.9903.990
Thông tin phản hồi
Họ và tên
Địa chỉ Emai
Số điện thoại
Nội dung phản hồi

 
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 80
Trong ngày: 122
Trong tuần: 448
Lượt truy cập: 142319

Trang tin điện tử Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Huyện Đức Huệ

Văn phòng Ban Trị Sự huyện Đức Huệ

Ban Thông tin Truyền thông – Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam huyện Đức Huệ
Cố vấn: Thượng toạ Thích Thiện An
Biên tập - Nội dung: Thích Thiện Đăng - Nguyễn Hữu Đức ( Thiên Ân )
Địa chỉ: Chùa Linh Châu - Ấp 4, xã Mỹ Thạnh Đông, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, Việt Nam

  Hỗ trợ bởi Thích Thiện Đăng

© Bản quyền thuộc về phatgiaoduchue.org